Phỏng vấn


lai-the-luyen.jpg tac-gia-ai-the-luyen.jpg tac-pham-lai-the-luyen.jpg nha-văn-lai-the-luyen.jpg hoc-gia-lai-the-luyen.jpg dien-gia-lai-the-luyen.jpg ts. Lai-the-luyen.jpg ky-nang-mem.jpg dao-tao-doanh-nghiep.jpg dich-vu-dao-tao-ky-nang-mem-uy-tin-chat-luong.jpg giao-luu-ky-nang-mem-sinh-vien.jpg chuyen-gia-lai-the-luyen.jpg thay-lai-the-luyen.jpg sach-song-dep.jpg nghe-thuat-song.jpg hat-giong-tam-hon.jpg sach-Hat-giong-tam-hon.jpg  lại thế luyện tác giả lại thế luyện dịch giả lại thế luyện nhà văn lại thế luyện học giả lại thế luyện  tiến sĩ lại thế luyện ts. Lại thế luyện kỹ năng mềm thầy lại thế luyện chuyên gia lại thế luyện diễn giả lại thế luyện tác giả lại thế luyện dịch vụ đào tạo kỹ năng mềm uy tín chất lượng  tâm lý ứng dụng trong quản trị kinh doanh

Chuyên gia Lại Thế Luyện trả lời phỏng vấn các cơ quan thông tấn - báo chí :

(đang cập nhật)












  • Chuyên gia Lại Thế Luyện trả lời phóng viên Chương trình Doanh nhân & Cuộc sống. Bấm vào tải file chương trình   TẠI ĐÂY  



  • Chuyên gia Lại Thế Luyện trả lời phỏng vấn đài VOH về "Ảnh hưởng của tâm lý đám đông" - chương  trình phát thanh dành riêng cho các bạn trẻ, sinh viên, học sinh. Bấm vào tải file nghe TẠI ĐÂY 

  • Chuyên gia Lại Thế Luyện trả lời phỏng vấn đài VOH về "Kỹ năng tôn trọng sự khác biệt" - chương  trình phát thanh dành riêng cho các bạn trẻ, sinh viên, học sinh. Bấm vào tải file nghe TẠI ĐÂY 

  • Chuyên gia Lại Thế Luyện trả lời phỏng vấn đài VOH về "Kỹ năng làm việc nhóm" - chương  trình phát thanh dành riêng cho các bạn trẻ, sinh viên, học sinh. Bấm vào tải file nghe TẠI ĐÂY

  • Chuyên gia Lại Thế Luyện trả lời phỏng vấn đài VOH về "Kỹ năng tạo động lực cho bản thân" - chương  trình phát thanh dành riêng cho các bạn trẻ, sinh viên, học sinh. Bấm vào tải file nghe TẠI ĐÂY 

  • Chuyên gia Lại Thế Luyện trả lời phỏng vấn đài VOH về "Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân" - chương  trình phát thanh dành riêng cho các bạn trẻ, sinh viên, học sinh. Bấm vào tải file nghe TẠI ĐÂY 

  • Chuyên gia Lại Thế Luyện trả lời phỏng vấn đài VOH về "Kỹ năng sử dụng mạng xã hội Facebook an toàn và hiệu quả" - chương  trình phát thanh dành riêng cho các bạn trẻ, sinh viên, học sinh. Bấm vào tải file nghe  TẠI ĐÂY 

  • Chuyên gia Lại Thế Luyện trả lời phỏng vấn đài VOH về "Kỹ năng ôn tập và làm bài thi đạt kết quả cao" - chương  trình phát thanh dành riêng cho các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Bấm vào tải TẠI ĐÂY

  • Chuyên gia Lại Thế Luyện trả lời phỏng vấn đài VOH về "Kỹ năng định vị bản thân" - chương  trình phát thanh dành riêng cho các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Bấm vàotải  TẠI  ĐÂY

  • Chuyên gia Lại Thế Luyện trả lời phỏng vấn đài VOH về "Kỹ năng xây dựng lòng tự tin vào bản thân" - chương  trình phát thanh dành riêng cho các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Bấm vào tải  TẠI ĐÂY để tải file nghe audio.

  • Chuyên gia Lại Thế Luyện trả lời phỏng vấn đài VOH về "Kỹ năng đưa ra lời từ chối nhã nhặn" - chương  trình phát thanh dành riêng cho các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Bấm vào tải  TẠI ĐÂY để tải file nghe audio.

  • Chuyên gia Lại Thế Luyện trả lời phỏng vấn đài VOH về "Kỹ năng giao tiếp, ứng xử dành cho học sinh, sinh viên". Bấm vào TẠI ĐÂY để tải file nghe audio.

  • Chuyên gia Lại Thế Luyện trả lời phỏng vấn đài VOH về "Kỹ năng quản lý thời gian" dành cho các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Bấm vào tải TẠI ĐÂY để tải file nghe audio.

  • Audio giới thiệu sách dịch "Hãy yêu cuộc sống bạn chọn" - dịch giả Lại Thế Luyện. Bấm vào tải  TẠI ĐÂY để tải file nghe audio. 

lai-the-luyen.jpg tac-gia-ai-the-luyen.jpg tac-pham-lai-the-luyen.jpg nha-văn-lai-the-luyen.jpg hoc-gia-lai-the-luyen.jpg dien-gia-lai-the-luyen.jpg ts. Lai-the-luyen.jpg ky-nang-mem.jpg dao-tao-doanh-nghiep.jpg dich-vu-dao-tao-ky-nang-mem-uy-tin-chat-luong.jpg giao-luu-ky-nang-mem-sinh-vien.jpg chuyen-gia-lai-the-luyen.jpg thay-lai-the-luyen.jpg sach-song-dep.jpg nghe-thuat-song.jpg hat-giong-tam-hon.jpg sach-Hat-giong-tam-hon.jpg  lại thế luyện tác giả lại thế luyện dịch giả lại thế luyện nhà văn lại thế luyện học giả lại thế luyện  tiến sĩ lại thế luyện ts. Lại thế luyện kỹ năng mềm thầy lại thế luyện chuyên gia lại thế luyện diễn giả lại thế luyện tác giả lại thế luyện dịch vụ đào tạo kỹ năng mềm uy tín chất lượng  tâm lý ứng dụng trong quản trị kinh doanh


Bài 1: Chọn ngành, chọn trường sao cho đúng ?

(VOH) - Mùa tuyển sinh 2018 đã thật sự khởi động với hàng loạt các hoạt động tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp từ các đơn vị, tổ chức, nhà trường với nhiều nội dung đa dạng phong phú.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 1/4/2018, thí sinh đăng ký hồ sơ dự thi trung học phổ thông quốc gia và đăng ký xét tuyển năm 2018.
Từ lúc này, thí sinh phải bắt tay ngay vào việc chuẩn bị cho kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2018. Tiêu chí lựa chọn ngành nghề nào là đúng đắn, học gì để khỏi thất nghiệp… là những băn khoăn, trăn trở của hầu hết thí sinh trong thời điểm hiện tại.
Chia sẻ của một số học sinh lớp 12 trên địa bàn TP do VOH ghi nhận
>>> Em quan tâm về việc trường em đăng ký vào điểm xét tuyển cao quá nên em sợ khả năng của mình không đạt được.
>>> Em dự định thi vào trường đại học về ngành Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng. Em mới nghĩ đến gần đây thôi, còn thích hay không là chuyện khác nữa.
>>> Em cũng không tiếp xúc và hiểu rõ về ngành lắm nên chỉ chọn ngành dựa vào những môn mình thích. Ví dụ những môn tự nhiên Toán, Lý thì nhắm vào những ngành học có Toán, Lý. 

Chuẩn bị cho kỳ thi trung học phổ thông quốc gia 2018
Rất nhiều thí sinh băn khăn trong việc chọn trường phù hợp khả năng - Ảnh minh họa
Thậm chí, trong số những học sinh lớp 12 trường chuyên mà chúng tôi tiếp xúc, có nhiều em nghĩ đơn giản, việc chọn ngành chỉ cần tương ứng với môn học thật xuất sắc của mình trong trường phổ thông.
Việc lựa chọn ngành học theo cảm tính như vậy rất dễ khiến thí sinh bị hụt hẫng trong quá trình học và khi nhận ra sai lầm trong chọn ngành nghề của mình thì đã quá muộn. Bởi việc học giỏi một môn nào đó chỉ là điều kiện cần trong việc chọn ngành, chứ không đồng nghĩa với việc thí sinh sẽ giỏi với ngành nghề tương ứng môn học đó trong tương lai.

Chọn ngành theo thế mạnh

Dưới góc độ tâm lý, diễn giả Lại Thế Luyện, Giám đốc đào tạo Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tư vấn và Đào tạo Hiệu quả cho rằng, rất khó để trả lời câu hỏi chọn nghề như thế nào là phù hợp bởi chúng ta chọn là chọn một ngành trong hiện tại nhưng tương lai mới biết là nó có phù hợp hay không.
Vì vậy, đó là một quyết định khó khăn và nhiều trăn trở.
Ông Luyện cũng chỉ ra những lỗi nên tránh: “Đừng chọn nghề theo sự áp đặt của người lớn hay của bất cứ ai khác, cũng đừng chọn theo sự rủ rê của bạn bè hay người yêu, cũng không chọn theo sự may rủi.
Thí sinh không nên chọn những nghề có bề nổi, tưởng dễ kiếm tiền. Các em cũng không nên chọn những nghề theo kiểu quá gấp rút, muốn thành công ngay mà không có sự kiên nhẫn học hỏi.
Hãy chọn nghề phù hợp với thế mạnh của bản thân thì chúng ta mới có thể phát huy được khả năng của mình trong nghề đó”.
Để tránh những ngộ nhận trong chọn ngành, theo Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Dịch vụ đào tạo Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM, việc chọn ngành học đúng khả năng của thí sinh rất quan trọng.

Tốc độ thay đổi ngành nghề đang rất nhanh

Với tốc độ thay đổi ngành nghề lớn như hiện tại, nếu người học không chọn hướng đúng ở một nhóm ngành nào đó, nó sẽ không giúp cho họ phát huy khả năng sáng tạo trong tương lai và cũng không đủ sức theo đuổi ngành nghề đó một cách lâu dài.
Do đó, theo Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, đây là một vấn đề nghiêm túc:
“Nếu gia đình nào đầu tư tốt hơn nữa thì phải dùng tất cả phương pháp, công cụ như trắc nghiệm tâm lý, tham vấn từ chuyên gia tâm lý, chuyên gia ngành nghề. Nên có những bài kiểm tra về sinh trắc não.
Chúng ta bỏ tiền và công sức trong hiện tại để giúp cho tương lai của các em. Nhưng thông thường, phụ huynh không nghĩ đến những chuyện đó mà cứ nghĩ con mình học giỏi là tốt”.
Trong bối cảnh thị trường lao động chuyển động không ngừng, những khái niệm về ngành – nghề “hot” dường như đã không còn phù hợp, đặc biệt khi luân chuyển việc làm trong khối ASEAN.
Môi trường đào tạo dù ở trình độ nào từ đại học, cao đẳng hay trung cấp, sơ cấp cũng đòi hỏi chính người học mới là nhân tố quyết định thành công. Những tố chất vượt trội trong lĩnh vực nào đó – hay còn gọi là tố chất nghề nghiệp trở thành giá trị cốt lõi quyết định sự tồn tại trong thị trường lao động.
Do đó, việc chọn các trình độ đào tạo đã không quá quan trọng mà quan trọng hơn chính là thái độ học tập người học, thái độ đối với nghề mình chọn sẽ trao cho chúng ta một cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.
Đó chính là tư duy mới trong nhận thức về nghề nghiệp mà thí sinh, phụ huynh cần hướng đến.

Thùy Linh

Nguồn: http://voh.com.vn/khoa-hoc-giao-duc/bai-1-chon-nganh-chon-truong-sao-cho-dung--265474.html

lai-the-luyen.jpg tac-gia-ai-the-luyen.jpg tac-pham-lai-the-luyen.jpg nha-văn-lai-the-luyen.jpg hoc-gia-lai-the-luyen.jpg dien-gia-lai-the-luyen.jpg ts. Lai-the-luyen.jpg ky-nang-mem.jpg dao-tao-doanh-nghiep.jpg dich-vu-dao-tao-ky-nang-mem-uy-tin-chat-luong.jpg giao-luu-ky-nang-mem-sinh-vien.jpg chuyen-gia-lai-the-luyen.jpg thay-lai-the-luyen.jpg sach-song-dep.jpg nghe-thuat-song.jpg hat-giong-tam-hon.jpg sach-Hat-giong-tam-hon.jpg  lại thế luyện tác giả lại thế luyện dịch giả lại thế luyện nhà văn lại thế luyện học giả lại thế luyện  tiến sĩ lại thế luyện ts. Lại thế luyện kỹ năng mềm thầy lại thế luyện chuyên gia lại thế luyện diễn giả lại thế luyện tác giả lại thế luyện dịch vụ đào tạo kỹ năng mềm uy tín chất lượng  tâm lý ứng dụng trong quản trị kinh doanh


Sinh viên khối ngành kinh tế nên rèn luyện kỹ năng mềm như thế nào?


  • 21:21 ,06/11/2017

KHPTO - Theo NCS. Lại Thế Luyện, Trường đại học sư phạm TP.HCM, nếu muốn có công việc tốt trong tương lai, ngay từ khi còn ở trường đại học, mỗi sinh viên cần quan tâm đến việc học hỏi và rèn luyện các kỹ năng mềm. Dưới đây là một số biện pháp.
Tự nhận thức các thiếu hụt về kỹ năng niềm của bản thân: Kỹ năng mềm không phải là năng khiếu bẩm sinh, nên mỗi sinh viên đều có thể học hỏi, tiếp thu và rèn luyện để đạt được. Sinh viên khối ngành kinh tế trước hết phải xác định rõ công việc mình muốn làm sau khi ra trường, sau đó phân tích xem đối với công việc đó, đâu là kỹ năng "cứng", đâu là kỹ năng "mềm". Việc xác định rõ "mềm", "cứng" và nhận ra điểm mạnh, điểm yếu, những mặt thiếu hụt của bản thân là yêu cầu đầu tiên và rất quan trọng để rèn luyện, trau dồi các kỹ năng mềm.
Chủ động xây dựng một kế hoạch học hỏi, rèn luyện kỹ năng niềm cho bản thân: Kỹ năng mềm trong cuộc sống được hình thành từng ngày, từng giờ trong đời sống của mỗi người. Do đó, rèn luyện kỹ năng mềm cần được nghiêm túc nhìn nhận là một quá trình tích lũy. Mỗi sinh viên cần dựa trên những khả năng của bản thân, mục tiêu nghề nghiệp cụ thể trong tương lai để xây dựng kế hoạch, lộ trình rèn luyện các kỹ năng mềm cho bản thân mình qua mỗi học kỳ và mỗi năm học. Để từ nay cho đến khi ra trường, bạn sẽ tự tin với năng lực của mình cùng với bộ hồ sơ tìm việc hoàn hảo, đặc biệt là các kỹ năng mềm đáp ứng nhu cầu của nhà tuyển dụng.
Đa dạng hóa các hình thức học hỏi, phương pháp luyện kỹ năng mềm: Các chuyên gia quản lý nhân sự giàu kinh nghiệm khẳng định: Cách tốt nhất để trau dồi kỹ năng mềm là phải luyện tập, học hỏi thường xuyên, tạo cho mình một phản xạ tức thời mỗi khi gặp các tình huống cần thiết. Sinh viên có thể tham gia các khoá học kỹ năng mềm tại các trung tâm phát triển kỹ năng của các trường đại học, hoặc cũng có thể tham gia học kỹ năng mềm trực tuyến tại cổng đào tạo trực tuyến...
Sinh viên không thể thành thạo các kỹ năng mềm này chỉ sau một vài khóa học mà cần được trau đổi hàng ngày qua quá trình làm việc và đúc kết kinh nghiệm thực tế của chính bản thân mình. Bên cạnh đó, sinh viên cũng không nên quan niệm rằng, việc học kỹ năng mềm giống như việc học những môn lý thuyết khác, mà nên học từ những người có kinh nghiệm thực tế thông qua việc tiếp cận, nói chuyện và chia sẻ với họ. Sau đó, hãy biết vận dụng một cách linh hoạt vào thực tể và biến những kỹ năng đó trở thành kỹ năng của chính mình.
Các phương pháp học hỏi, rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên cần đa dạng: thảo luận, phân tích trường hợp điển hình, giải quyết các tình huống, đóng vai, chơi trò chơi mô phỏng, bày tỏ ý kiến. . .
Học tập, rèn luyện kỹ năng mềm mọi lúc, mọi nơi: Kỹ năng mềm được tích lũy từ quá trình đi học, đi làm và cả khi tương tác với các mối quan hệ khác trong cuộc sống. Cho nên, kỹ năng mềm có thể được học hỏi, rèn luyện mọi lúc, mọi nơi và không chỉ bó hẹp trong phạm vi chương trình đào tạo của các trường đại học. Khóa học kỹ năng mềm ở trường đại học chỉ cung cấp những nội dung cơ bản nhất và giúp sinh viên nhận thức đúng đắn về vấn đề kỹ năng mà khóa học đề cập.
Theo các chuyên gia, rất nhiều những kỹ năng mềm có thể được tích luỹ hay nâng cao trong thời gian làm việc qua các trải nghiệm thực tế. Nói cách khác, kỹ năng mềm là kỹ năng mà con người chỉ có thể hoàn thiện thông qua trải nghiệm và thực hành suốt thời gian dài. Nếu bạn không thường xuyên tiếp xúc với mọi người, không giao tiếp và sử dụng những kỹ năng đã được học, thì tất cả sẽ chỉ là lý thuyết, thiếu thực tể. Cho nên, sinh viên có thể tình nguyện tham gia vào nhiều công việc khác nhau, các hoạt động thiện nguyện của Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, tham gia hoạt động xã hội, các câu lạc bộ kỹ năng mềm, tham gia các tổ chức hoạt động từ thiện... và coi dó là những cơ hội tốt để rèn luyện kỹ năng mềm cho bản thân.
NCS. Lại Thế Luyện cho rằng, hoạt động cá nhân là yếu tố có tính quyết định đối với sự phát triển nhân cách của con người nói chung, của người lao động nói riêng. Với sinh viên khối ngành kinh tế hiện nay cần có ý chí cầu tiến, sẵn sàng thay đổi bản thân, tích cực tìm tòi, học hỏi và tự rèn luyện kỹ năng mềm cho chính mình, với nhiều cách khác nhau, sao cho phù hợp với điều kiện của bản thân và định hướng nghề nghiệp tương lai.
Việc chủ động học hỏi, rèn luyện các kỹ năng mềm sẽ giúp sinh viên đạt đến thành công trong thời gian học tập ở nhà trường lẫn sau khi ra trường. Qua đó, mỗi sinh viên không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu của các nhà tuyển dụng lao động mà còn có thể chủ động xây dựng sự nghiệp kinh doanh riêng cho bản thân mình. Việc chủ động học tập và rèn luyện các kỹ năng cần thiết còn giúp mỗi cá nhân dễ dàng thích ứng với việc chuyển đổi linh hoạt sang các vị trí công việc mới, hoặc đảm nhận các trách nhiệm mới - do tình hình thực tế đòi hỏi.
N.Hoa




lai-the-luyen.jpg tac-gia-ai-the-luyen.jpg tac-pham-lai-the-luyen.jpg nha-văn-lai-the-luyen.jpg hoc-gia-lai-the-luyen.jpg dien-gia-lai-the-luyen.jpg ts. Lai-the-luyen.jpg ky-nang-mem.jpg dao-tao-doanh-nghiep.jpg dich-vu-dao-tao-ky-nang-mem-uy-tin-chat-luong.jpg giao-luu-ky-nang-mem-sinh-vien.jpg chuyen-gia-lai-the-luyen.jpg thay-lai-the-luyen.jpg sach-song-dep.jpg nghe-thuat-song.jpg hat-giong-tam-hon.jpg sach-Hat-giong-tam-hon.jpg  lại thế luyện tác giả lại thế luyện dịch giả lại thế luyện nhà văn lại thế luyện học giả lại thế luyện  tiến sĩ lại thế luyện ts. Lại thế luyện kỹ năng mềm thầy lại thế luyện chuyên gia lại thế luyện diễn giả lại thế luyện tác giả lại thế luyện dịch vụ đào tạo kỹ năng mềm uy tín chất lượng  tâm lý ứng dụng trong quản trị kinh doanh



Phóng viên: Thưa chuyên gia Lại Thế Luyện, gần đây có hiện tượng nhiều kẻ gian đã đột nhập vào trường học cướp nữ trang của học sinh. Trước đó cũng có nhiều vụ việc nữ sinh bị bắt cóc, giết hại do đeo nữ trang đến trường hoặc đi ngoài đường. Vậy xin chuyên gia cho biết việc học sinh đeo đồ nữ trang sẽ gây nên những mối nguy hại gì về mặt sức khỏe, tài sản và tính mạng?

TRẢ LỜI:

Trước hết, phải thừa nhận rằng: Đeo vàng là một nhu cầu làm đẹp của con người, đặc biệt là các bạn học sinh nữ. Tuy nhiên, không phải ai trong chúng ta cũng hiểu hết về những mối nguy hại đến sức khỏe và tâm lý khi đeo vàng.
Trong điều kiện thời tiết nóng nực hiện nay, việc đeo vàng dễ trở thành nơi ẩn nấp của các loại vi khuẩn, virus, do cọ sát giữa vàng với da, gây dị ứng da, viêm da hoặc nhiễm trùng ngoài da.  
Bên cạnh đó, các đồ trang sức như vòng cổ, vòng tay và đặc biệt là khuyên tai có thể là thủ phạm gây đau vùng cổ gáy, gây ra hiện tượng nhức mỏi kéo dài, đau vai và lưng mãn tính. 
Những bạn dễ xúc động thì không nên đeo vàng, vì vàng gây tác động đến hệ thần kinh trung ương làm cho đầu óc căng thẳng, dễ có nguy cơ bị stress. Những bạn bị trầm cảm lâu ngày thì càng không nên đeo vàng.
Buổi tối, trước khi đi ngủ, các bạn học sinh nhớ phải tháo vàng ra, không nên đeo khuyên tai hay dây chuyền qua đêm - nếu không chúng sẽ gây ức chế tuần hoàn máu và sự trao đổi chất, khiến cho da bị lão hóa nhanh.
Nói tóm lại, các bạn học sinh đừng lạm dụng và sử dụng quá nhiều đồ trang sức trên người. Nó vừa gây ấn tượng không tốt khi chúng ta giao tiếp với những người có điều kiện kinh tế eo hẹp, vừa làm tăng nguy cơ bị kẻ xấu chú ý, có thể gặp những chuyện bất trắc, thậm chí bị cướp khi đi ra ngoài đường. Chính vì vậy, các bạn nữ sinh nên hạn chế thời gian đeo trang sức, và chỉ đeo trong những dịp thật cần thiết vì nhu cầu làm đẹp chính đáng. 

Luật gia, Thạc sĩ Tâm lý học Lại Thế Luyện
Giám đốc đào tạo – Công ty TNHH Tư vấn & Đào tạo Hiệu Quả
http://tuvanhieuqua.vn

Nguồn :

LINK 1 : Đồ trang sức với con trẻ: Những mối nguy hiểm rình rập


LINK 2 : http://skcd.com.vn/me-va-be/do-trang-suc-voi-con-tre-nhung-moi-nguy-hiem-rinh-rap-22-77633-article.html


lai-the-luyen.jpg tac-gia-ai-the-luyen.jpg tac-pham-lai-the-luyen.jpg nha-văn-lai-the-luyen.jpg hoc-gia-lai-the-luyen.jpg dien-gia-lai-the-luyen.jpg ts. Lai-the-luyen.jpg ky-nang-mem.jpg dao-tao-doanh-nghiep.jpg dich-vu-dao-tao-ky-nang-mem-uy-tin-chat-luong.jpg giao-luu-ky-nang-mem-sinh-vien.jpg chuyen-gia-lai-the-luyen.jpg thay-lai-the-luyen.jpg sach-song-dep.jpg nghe-thuat-song.jpg hat-giong-tam-hon.jpg sach-Hat-giong-tam-hon.jpg  lại thế luyện tác giả lại thế luyện dịch giả lại thế luyện nhà văn lại thế luyện học giả lại thế luyện  tiến sĩ lại thế luyện ts. Lại thế luyện kỹ năng mềm thầy lại thế luyện chuyên gia lại thế luyện diễn giả lại thế luyện tác giả lại thế luyện dịch vụ đào tạo kỹ năng mềm uy tín chất lượng  tâm lý ứng dụng trong quản trị kinh doanh

“Phía sau tuyển tập ngàn trang”

05/10/2015 09:32 GMT+7

TT - Ông bảo nghề mổ heo của mình là chỉ để kiếm cơm, nuôi con và đáp ứng thú vui đèn sách.

Ông Phạm Ngô Minh - Ảnh: Tấn Vũ

Ông khiêm tốn bảo rằng mình không được học hành tử tế, nhưng sách ông viết về người xưa, đặc biệt là nhân vật lớn của đất nước như cụ Huỳnh Thúc Kháng là viết như gắn cuộc đời mình vào từng con chữ để trả nợ tiền nhân.
Nhưng điều bất ngờ là sách ông viết ra chẳng những được các nhà nghiên cứu đánh giá cao, mà còn đoạt nhiều giải thưởng danh giá. Ông là Phạm Ngô Minh, 58 tuổi, ở phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng.
Tự học để viết sách
Căn nhà hai tầng sát ngay ngã tư Nguyễn Công Trứ và Ngô Quyền (TP Đà Nẵng) chứa đầy sách. Sách nhiều đến độ có thể gọi căn nhà của ông Phạm Ngô Minh là thư viện mini cũng không ngoa.
Đặc biệt những cuốn sách cổ, tạp chí rất quý hiếm tưởng chừng đã mất hút thì được ông lưu giữ khá đầy đủ.
Ông Minh bảo đã 31 năm qua, đêm nào ông cũng thức dậy lúc 1g sáng giúp vợ mổ heo, mua bán, quản lý và chốt sổ lúc 9g cùng ngày, sau đó ông vùi đầu vào sách.
Ông mê sách đến độ nếu có một cuốn sách hay, sách cũ cần tìm, có người mách bảo thì dù ở Hà Nội hay TP.HCM ông cũng mua vé máy bay đến mua cho bằng được.
“Nghe có vẻ đầy tương phản rằng người mổ heo lại đi viết, sưu tầm sách. Đó là mặc định của người đời. Nhưng tôi chỉ biết nói rằng mỗi người có một niềm đam mê riêng và cái nghề kiếm cơm kia chỉ là phục vụ cho niềm yêu thích của mình mà thôi” - ông Minh tâm sự.
Không biết đi xe máy nhưng nghe ngóng nơi đâu có sách quý, sách cũ là ông bắt cô con gái chở đến và mang về nhà.
Dẫn chúng tôi lên tầng hai của căn nhà, ông Minh khoe rằng nhiều tạp chí danh tiếng ngày xưa như Nam Phong, Phong Hóa Tuần Báo, Văn Hóa Ngày Nay, Duy Tân, Thanh Nghị, Vạn Hạnh, Tư Tưởng... ông đều đóng thành tập bìa cứng và cất giữ một cách cẩn trọng, gọn gàng trong tủ.
Đó là chưa kể hàng loạt sách cổ, tiểu thuyết và sách quý từ thời Pháp thuộc đến trước năm 1975 đều được ông lưu giữ cẩn thận. Tủ sách ông Minh hiện tại có đến hơn 2.500 đầu sách như vậy. Mới đây tủ sách của ông đã đoạt giải nhì cả nước về tủ sách gia đình.
Rót chén chè xanh mời khách, ông Minh bảo rằng mình nói giọng Huế là nói theo giọng của mẹ, nhưng gốc tích là Quảng Nam. Cha ông người làng Bảo An, Gò Nổi thuộc huyện Điện Bàn nhưng ra Đà Nẵng sinh sống từ năm 1957.
“Cha mất khi tôi 5 tuổi. Mẹ đi lấy chồng khác và ba anh em tôi tự lo liệu. Tôi học Trường Khiết Tâm ở Đà Nẵng và sau giải phóng thì công tác tận huyện miền núi của Quảng Nam rồi bắt đầu tự mày mò, tự nghiên cứu và tự học...” - ông Minh kể.
Việc học của ông Minh chưa một ngày dừng lại trong suốt gần 60 năm cuộc đời. Dần dà ông trở thành người viết, sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, đặc biệt là các tư liệu về danh nhân và khoa bảng Quảng Nam như Trần Quý Cáp, Phan Khôi, Phạm Phú Thứ...
Ông Minh bảo mình thích làm công việc này vì niềm đam mê thực thụ, không cần nổi tiếng cũng chẳng viết sách để kiếm tiền.
Nhưng ông Minh cho rằng hạnh phúc nhất của ông là được cùng giáo sư Chương Thâu (Viện Sử học Việt Nam) hoàn thành cuốn sách Huỳnh Thúc Kháng tuyển tậpdày 1.850 trang, được Nhà xuất bản Đà Nẵng in vào năm 2010.
Ông Minh bảo rằng cuốn sách là tâm huyết cả đời của ông để viết về một người kiệt xuất của xứ Quảng và đất nước.
Sau khi cuốn sách ra đời và được các độc giả, các nhà nghiên cứu đánh giá khá cao, năm 2011 cuốn sách Huỳnh Thúc Kháng tuyển tập đã được Hội Xuất bản Việt Nam chính thức trao giải thưởng sách đẹp, sách hay của năm.
Ông Minh bảo rằng giải thưởng là những ghi nhận công sưu tầm của ông và giáo sư Chương Thâu, còn bản thân những tư liệu nó đã tự hay và cái khó nhất là thời gian và công sức.
“Họ gọi tôi ra Hà Nội trao cái giấy khen và phần thưởng 14 triệu đồng. Vui là chính nhưng nói về tiền bạc so với công sức mình thì chẳng thấm vào đâu” - ông Minh vui vẻ nói.
Tuyển tập Huỳnh Thúc Kháng do GS Chương Thâu và ông Phạm Ngô Minh biên soạn - Ảnh: T.V.
Tuyển tập Huỳnh Thúc Kháng do GS Chương Thâu và ông Phạm Ngô Minh biên soạn - Ảnh: T.V.
Đời sau phải nhớ cụ Huỳnh
Ông Phạm Ngô Minh kể rằng để viết về cụ Huỳnh là điều cực kỳ khó khăn, bởi hàng loạt nhà nghiên cứu tên tuổi trước đó đã viết rồi.
“Tôi bắt đầu vào TP.HCM gặp ông Nguyễn Q.Thắng, người đã viết rất kỹ về cụ Huỳnh, để tìm hiểu. Ra tận Hà Nội trong vòng một năm trời, chưa hết phải đi tìm từng tờ báo Tiếng Dân, trong 16 năm tồn tại của tờ báo nổi tiếng này của cụ Huỳnh từ Huế, Thư viện Đà Nẵng, Thư viện Tổng hợp quốc gia tại Hà Nội và TP.HCM để photo lại các bài báo.
Nhờ cả người thân từ bên Pháp lục tìm tài liệu về cụ Huỳnh gửi về Việt Nam” - ông Minh kể.
Tuyển tập với độ dài 1.850 trang bao gồm gần 100 bài thơ, những bài văn tuyển giai đoạn 1927 - 1936 của Huỳnh Thúc Kháng đăng trên báo Tiếng Dân. Những bài báo của cụ Huỳnh viết trong những năm 1936 - 1943 được các tác giả chia theo từng chủ đề.
Ngoài ra, ông còn trích đăng một số văn bản, tác phẩm có bình luận về thơ văn của cụ Huỳnh, qua đó khẳng định và lý giải một số ý kiến chưa dứt khoát về cụ.
Ông Minh cho rằng chính trong quá trình làm sách về cụ Huỳnh cũng là thời gian ông học được rất nhiều từ những tác giả tên tuổi qua các bài viết sắc sảo và rất có giá trị về cụ Huỳnh.
Sở dĩ ông cất công sưu tầm và biên soạn cuốn sách dày đến 1.850 trang với rất nhiều công sức, ông Minh cho rằng:
“Tôi muốn cho con cháu đời sau biết về cụ một cách đa chiều và rộng rãi. Đặc biệt những tư tưởng của cụ, lòng kiên trung của kẻ sĩ, làm quan không phải để “vinh thân phì gia” đáng để chúng ta suy ngẫm và con cháu học hỏi. Tôi thấy phong trào Duy Tân và những tư tưởng của nó bây giờ vẫn còn tính thời sự”.
Nhận xét về cuốn sách Huỳnh Thúc Kháng tuyển tập, giáo sư Văn Tạo, nguyên viện trưởng Viện Sử học, cho rằng đến nay đã có nhiều cuốn sách khảo cứu, biên soạn về cụ Huỳnh Thúc Kháng, nhưng độc giả vẫn mong có được công trình đầy đủ hơn, toàn diện hơn, nói lên những cống hiến đa diện của cụ Huỳnh vào lịch sử dân tộc.
Và cuốn sách này đã có thể đáp ứng được lòng mong muốn đó. “Cuốn sách đã công bố được hầu hết tác phẩm của cụ Huỳnh cũng như những bài viết của các nhà chính trị, nhà văn, nhà báo, nhà thơ, nhà sử học... viết về cụ. Tất cả đã nói lên các hoạt động đa phương đa diện của cụ Huỳnh” - giáo sư Văn Tạo viết.
Nhận xét về tấm gương tự học của ông Minh, nhà giáo Lại Thế Luyện, Đại học Sư phạm TP.HCM, cho rằng trong giáo dục có lẽ chúng ta chưa bao giờ cần nhấn mạnh đến việc tự học như lúc này.
Mà muốn tự học thì phải có lòng say mê bền bỉ, sự miệt mài tích cóp tri thức trong những tháng năm dài.
Chính cuộc đời của ông Phạm Ngô Minh là bài học sống động, chứng minh khả năng tự học để thành công. Và ai cũng có thể tự học trong mọi hoàn cảnh để phục vụ bản thân và phục vụ đất nước tốt hơn.
________________
Kỳ tới: Mai sau dù có bao giờ...












Rèn kỹ năng sống với 'Tôi khác biệt'


Lớp học "Tôi khác biệt" sẽ trang bị cho học viên những kỹ năng, cách suy nghĩ đầy tư duy và sáng tạo.
Trong sâu thẳm, tiềm tàng của bản thân, teen đã có những tố chất tích cực, nhưng do chưa được học, chưa biết cách phát huy nội lực của mình, nên khi đến với lớp học "Tôi khác biệt", các teen sẽ tiếp cận nhiều phương pháp để “kêu gọi bản thân trỗi dậy”. Các teen sẽ biết cách lắng nghe, cách truyền đạt, cách ứng xử nơi đông người và càng khám phá được những tài năng tiềm tàng trong bản thân.
Rèn kỹ năng sống với 'Tôi khác biệt'
Chương trình học 2 ngày sẽ giúp tạo ra những nền tảng vững chắc cho sự thay đổi tích cực trong cách suy nghĩ và tư duy của học viên, giúp bạn có đủ bản lĩnh để đương đầu và vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống.
Buổi học diễn ra rất logic, sôi nổi và sinh động. Chẳng hạn như trong quá trình chuẩn bị trước khi học tập, các học viên được hướng dẫn làm bài trắc nghiệm để test tính cách. Qua đó học viên nhìn nhận ra được tính cách nổi bật của mình là gì, nhận thức được mình phù hợp với nhóm ngành nghề nào.
Trong suốt hai ngày học, học viên liên tục được giảng viên hướng dẫn, chia sẻ và được tự trải nghiệm kỹ năng cần thiết cho học tập và cho cuộc sống qua các bài tập, trò chơi. Phần cuối khóa học, học viên được chơi trò đập gỗ - đây là trò chơi cuối trong khóa học, cũng là "lễ tốt nghiệp" cho các bạn học viên. Các bạn học viên sẽ viết nỗi sợ của mình trên tấm gỗ, đọc lớn trước lớp và tự đập vỡ tấm gỗ bằng tay. Qua trò chơi giúp các bạn nhận thức được sức mạnh của niềm tin, hành động phá vỡ rào cản và niềm hân hoan khi thành công.
Rèn kỹ năng sống với 'Tôi khác biệt'
Sau khóa học các bạn được giữ lửa rèn luyện kỹ năng qua các hoạt động ngoại khóa như về nguồn Củ Chi, các buổi chuyên đề tự rèn luyện của CLB kỹ năng sống Tôi Khác Biệt. Những hoạt động này được tổ nhằm tạo cho các bạn môi trường rèn luyện kỹ năng và chia sẻ với nhau.
Đặc biệt hơn, để đảm bảo học viên có thể áp dụng những gì được học vào cuộc sống, Công ty có chương trình hỗ trợ học viên không giới hạn thời gian sau khi tốt nghiệp khóa học, giúp các bạn vẫn có nhiều cơ hội được tiếp tục tham gia vào quá trình phát triển và hoàn thiện bản thân liên tục.
Nhận xét về lớp học Tôi khác biệt, Lê Minh Tâm - Nghiên cứu sinh tiến sĩ, Đại Học Yale (Hoa Kỳ)- nói: “Tôi rất thích cái ý nghĩa sâu xa của khóa học, đó là tự bản thân các em sẽ quyết định cuộc sống, quyết định thành công của các em. Tôi tin rằng khóa học này sẽ rất có ích cho các em."
Qua tìm hiểu, "Tôi khác biệt" cũng là tựa đề của một cuốn sách vừa phát hành do nhóm tác giả biên soạn, trong đó có Nguyễn Trung Tú hiện là Giám Đốc và chủ tịch quản trị của Công ty cổ phần thương mại Đức Tú.
Thạc sỹ tâm lý học, Dịch giả, Tác giả, Chuyên gia đào tạo Lại Thế Luyện nhận định: “ Đây là cuốn sách góp phần xây dựng vẻ đẹp tâm hồn và nâng cao năng lực hội nhập cho các bạn trẻ. Ngoài ra, bất cứ ai quan tâm đến việc phát triển giá trị sống và kỹ năng sống cho các bạn trẻ đều có thể tìm đọc trong cuốn sách này những gợi ý bổ ích! "
Thông tin về khóa học, bạn đọc có thể liên hệ:
Công ty Cổ phần Thương mại Đức Tú
Trung tâm Đào tạo Kỹ năng sống Tôi Khác Biệt
Tòa nhà DTU số 158 Hồ Bá Kiện, P.15, Q.10-TPHCM
ĐT: Ms Ơn 0934.100.050; Mr Vinh: 0938.442.696; Ms Vân : 0909 606.400
pv
Theo Bưu Điện Việt Nam















Nhạc chế cho chuông điện thoại: Từ phì cười đến… phản cảm!


Nhiều loại nhạc chế với các lời lẽ hết sức thô tục và phản cảm lại được nhiều người cài làm chuông điện thoại vào “dế” yêu của mình, khiến những người vô tình nghe phải đỏ mặt, tía tai. Đây là những hồi chuông phản cảm, gây “nhiễu” cho cộng đồng, thế nhưng gần như không được mấy ai quan tâm. Thậm chí, việc sử dụng thoải mái các loại nhạc chế này cài cho chuông điện thoại đang có xu hướng thịnh hành, lan rộng từ giới trẻ cho đến người trung niên…
“Loạn”... nhạc chế
Tại một cuộc họp do Văn phòng phía Nam của Bộ NN-PTNT phối hợp một công ty rau sạch tổ chức tại khách sạn Majestic (quận 1, TPHCM), không khí khán phòng nghiêm trang khi chủ tọa đoàn đọc diễn văn, bỗng vang lên tiếng la inh ỏi như từ loa phường phát ra: “Đồng bào thủ đô chú ý, B52 xuất hiện”. Âm thanh vang to khiến mọi người giật mình, những nhân viên phục vụ đều nháo nhào chạy bổ đi tìm và phát hiện được nơi phát ra âm thanh như loa phường này là tiếng chuông nhạc của chiếc điện thoại Nokia P200 đang được khổ chủ bỏ trong cặp. Điều đáng bực là người sử dụng điện thoại đã vô tâm đi la cà tận đâu đâu, bỏ lại “dế” mặc sức kêu réo khiến mọi người giật mình và bực tức!
Mới đây, chị Hồ Điệp, chủ một doanh nghiệp lớn của thành phố có bạn thân ở Lâm Đồng ghé thăm, chị đã mời thêm mấy người bạn thân cùng đến quán Sơn Thủy trên đường Võ Văn Tần, quận 3 ăn tối. Bạn bè chưa kịp nâng ly chúc mừng nhau, bỗng nghe tiếng “Bip” của điện thoại và sau đó là giọng đọc to: “5 điều nội quy ăn nhậu: Điều 1 không được cầm nhầm, Điều 2 không được trốn tránh khi trả tiền…”. Tiếng đọc rành rọt khiến mọi người được mời tiệc đều đỏ mặt, tía tai .
Một chuyện dở khóc, dở cười đáng trách nữa là anh Phạm An Hòa ở đường Chu Văn An, Bình Thạnh mời bạn gái đi ăn tối. Do điện thoại hết pin nên cô bạn đã mượn điện thoại của anh để gọi về nhà cho  bố mẹ, nhưng khi cô mới vừa cầm máy lên đã nghe từ máy vang ra giọng nữ thánh thót: “Anh mà đi với con nào, em cắt…”. Cô bạn tá hỏa nên đòi về ngay. Anh Hòa hết sức giải thích đây chỉ là nhạc chuông điện thoại do mấy anh bạn cùng phòng cài để trêu anh nhưng cô bạn vẫn không tha thứ và bữa tối đành phải hủy bỏ.
Tại siêu thị điện thoại Phước Lập Mobile trên đường Võ Thị Sáu, quận 3 đang áp dụng chính sách khuyến mãi dành cho khách mua máy: cài tặng nhạc chuông điện thoại miễn phí. Anh nhân viên tên Huy, giới thiệu: “Ở đây có đầy đủ nhạc chế và nhạc tuyển anh chọn nhạc nào, em chọn cho?”. Tôi hỏi có nhạc nào gây sốc không? Huy cười cho biết: Ở đây có cả thượng vàng hạ cám, từ lời rao “máy bay B52 Hà Nội” cho đến cả “bánh mì Sài Gòn”, anh thích cái nào em cài cho. Nếu thích trẻ thì cài bài “Đại ca ơi, có bồ gọi!”, thích nhí nhảnh thì cài “Bà già bắn máy bay, hôm nay đứt lưng quần…”, còn thích quậy thì cài nhạc chế “Con biết bây giờ mẹ chờ tin con, con sống một đời hành nghề đi chôm…” (xin nói rõ, đây là bài hát nằm trong danh mục nhạc cấm lưu hành, vậy mà vẫn có một số người dùng cài làm chuông điện thoại).
“Lẩu” thập cẩm!
Anh Nguyễn Hùng, chủ cửa hàng điện thoại Minh Sang nằm trước cửa chợ Phạm Thế Hiển (quận 8) cho biết: Các loại nhạc chế này người ta đổ đầy trên mạng, các cửa hàng chỉ cần lên đó tải về là có thể cung cấp cho khách. Có nơi cài miễn phí cho khách mua máy mới, có nơi cài dịch vụ 2.000đ/bản nhạc “độc”...
Khách hàng ghi danh sách, chờ tải nhạc chuông điện thoại di động (ảnh chụp lúc 10g45 sáng nay,17-8, tại thegioididong). Ảnh: ĐỨC TRÍ
Điều đáng ngại là có những người muốn tạo sự chú ý của mọi người nên sẵn sàng cài vào điện thoại mình những lời chỉ dành cho chốn phòng the như “Vợ ơi, ngủ thôi” hoặc những câu quái đản như “Bẩm cụ…”, “Kính ngài, có điện thoại ạ”, “Đứa nào gọi ông đấy?”, “Đại ca đang ngủ, đừng làm phiền!”. Thậm chí, có chủ nhân còn cài hẳn đoạn ca cải lương: “Hãy nhấc máy đi anh, em đang chờ đang đợi. Anh mà không nhấc máy lên em bóp chết bây giờ…”.
Theo một cán bộ của Sở VHTT thành phố, việc sử dụng nhạc chuông điện thoại không đúng chỗ đã là làm phiền người khác và việc bắt họ nghe những lời lẽ khó nghe chính là 2 lần đã xúc phạm. Thật ra hiện nay khó có thể ép buộc hay yêu cầu người sử dụng phải cài nhạc chuông điện thoại theo kiểu  nào, bởi hiện chưa có quy định nào về vấn đề này. Cho nên, mọi người cứ cài thoải mái theo ý mình, như kiểu “lẩu thập cẩm”.
Cái “tôi” không đúng chỗ
Luật gia, Thạc sĩ Lại Thế Luyện, giảng viên Khoa Tâm  lý Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM cho biết, xu hướng sử dụng nhạc chuông điện thoại tùy ý đang là cách muốn thể hiện cái tôi của mỗi người hiện nay. Nhiều người cho rằng đây là quyền cá nhân của mình nên có thể cài nhạc chế tùy thích và mặc kệ cho người nghe có chịu được hay không. Nhiều người cho rằng nhạc chuông càng độc đáo thì người khác càng chú ý đến mình. Tuy nhiên đây là sự khẳng định cái tôi không đúng chỗ và sẽ khiến cho người khác đánh giá thấp về nhân cách của họ.
Đây là hành động nhỏ nhưng nếu không uốn nắn thì nó sẽ thành thói quen phát triển nhanh và ảnh hưởng đến việc phát triển nhân cách của một con người. Chưa kể đến, nếu những loại nhạc chuông nhảm nhí này mà người nước ngoài nghe và hiểu được, thì không biết họ sẽ nghĩ như thế nào về văn hóa Việt Nam! Trong tình trạng chưa có quy định của cơ quan chức năng về vấn đề này, cách ngăn chặn tốt nhất chính là sự tẩy chay của bạn bè, người nghe đối với sở thích có thể nói là thiếu văn hóa của người sử dụng chuông điện thoại kiểu “kinh dị”. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp dịch vụ đừng vì lợi ích trước mắt mà tiếp tay cho một kiểu sống lệch lạc của giới trẻ. Có như thế mới hy vọng dập tắt được loại nhạc chế nhảm nhí đang bùng phát quá nhanh này.
Việt Nhân


"Người canh gác cho hàng triệu giấc mơ"

17/11/2006 04:58 GMT+7

TT - “Mọi câu chuyện tuyệt diệu đều bắt đầu từ người thầy”. Điều đó càng trở nên thuyết phục khi bạn đọc các mẩu chuyện của nhiều người nổi tiếng khác nhau viết về người thầy của mình trong tập sách Đề tặng thầy cô.

(Sách cho ngày 20-11: Đề tặng thầy cô, Nét chữ - nét thầy, Bài học tuyệt vời của thầy, Nhà xuất bản Trẻ)
x50LzmfB.jpg
Trong ký ức của không ít người, có những người thầy là người hùng thật sự, là người đã làm nên điều khác biệt cho cuộc sống của họ, giúp họ tạo nên hình ảnh của chính mình hôm nay.
Nhiều người thầy - không chỉ với những bài giảng, mà hơn hết là những bài học về cuộc sống làm lay động học trò - đã trở thành người canh gác cho hàng triệu giấc mơ, là điểm tựa vững chắc cho niềm tin và ý chí của bao người được thắp sáng.
Nhân dịp kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, ngoài những mẩu chuyện được tuyển chọn từ nước ngoài của tập Đề tặng thầy cô, tập Bài học tuyệt vời của thầy của Lại Thế Luyện, Nhà xuất bản Trẻ còn phát hành tập truyện ngắn Nét chữ nét thầy - một tập truyện chân thật và trẻ trung về cuộc sống bên ngoài lớp học của các thầy cô qua cái nhìn gần gũi và có duyên của nhà văn cũng từng là nhà giáo Trần Quốc Toàn.
LINH THOẠI

https://tuoitre.vn/nguoi-canh-gac-cho-hang-trieu-giac-mo-172952.htm


“Người canh gác cho hàng triệu giấc mơ”

17/11/2006 14:22

“Mọi câu chuyện tuyệt diệu đều bắt đầu từ người thầy”. Điều đó càng trở nên thuyết phục khi bạn đọc các mẩu chuyện của nhiều người nổi tiếng khác nhau viết về người thầy của mình trong tập sách Đề tặng thầy cô.




Trong ký ức của không ít người, có những người thầy là người hùng thật sự, là người đã làm nên điều khác biệt cho cuộc sống của họ, giúp họ tạo nên hình ảnh của chính mình hôm nay.
Nhiều người thầy - không chỉ với những bài giảng, mà hơn hết là những bài học về cuộc sống làm lay động học trò - đã trở thành người canh gác cho hàng triệu giấc mơ, là điểm tựa vững chắc cho niềm tin và ý chí của bao người được thắp sáng.
Nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, ngoài những mẩu chuyện được tuyển chọn từ nước ngoài của tập Đề tặng thầy côBài học tuyệt vời của thầy của Lại Thế Luyện, còn có tập truyện ngắn Nét chữ nét thầy - một tập truyện chân thật và trẻ trung về cuộc sống bên ngoài lớp học của các thầy cô qua cái nhìn gần gũi và có duyên của nhà văn cũng từng là nhà giáo Trần Quốc Toàn.
Theo Tuổi Trẻ